Phát triển công nghệ mới giúp chẩn đoán hiệu quả bệnh tim mạch
Ngày
23/1, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Texas (UT) ở Arlington, Mỹ, đã tiếp nhận
gần nửa triệu USD đầu tư cho dự án phát triển một công nghệ mới hỗ trợ hiệu quả
việc chẩn đoán các bệnh
lý tim mạch.
Theo
thông báo của UT, Viện Nghiên cứu y tế quốc gia (NIH) đã cấp 441.000 USD cho UT
để triển khai dự án trên.
Ông
Michael Nelson, một trợ lý giáo sư nghiên cứu về vận động thuộc UT và cũng là
chủ nhiệm dự án trên, cùng các đồng nghiệp sẽ phát triển một thiết bị giúp nghiên cứu cách
thức khí ôxy được vận chuyển đến các cơ xương và cách cơ xương sử dụng dưỡng
khí.
Trao
đổi với báo giới, ông Nelson cho biết trên thế giới chưa từng có một công nghệ
nào tương tự như vậy bởi từ trước tới nay, giới khoa học mới chỉ nghiên cứu
riêng rẽ về việc vận chuyển khí ôxy hoặc việc các bộ phận trong cơ thể sử dụng
dưỡng khí. Chưa có nhà khoa học nào nghiên cứu đồng thời hai vấn đề trên trên
cùng một bệnh nhân.
Theo
ông, công nghệ này sẽ sử dụng tia laser để theo dõi quá trình di chuyển của các
tế bào máu đỏ trong các cơ cũng như lượng khí ôxy trong các cơ đấy.
Trước
mắt, nhóm nghiên cứu dự định phát triển công nghệ này cả phần cứng và phần mềm
để sau đó có thể bắt tay vào việc nghiên cứu trên bệnh nhân.
Một
khi được phát triển, công nghệ này sẽ được đưa vào ứng dụng trong việc chẩn
đoán các bệnh lý tim mạch.
Giới
khoa học nhận định kết quả của nghiên cứu này có thể mang lại một sự thay đổi
lớn trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tim mạch.
Nhận xét
Đăng nhận xét